Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Kho vũ khí trong nhà trọ



Bất ngờ kiểm tra một nhà trọ, cảnh sát phát hiện nhiều loại vũ khí thô sơ cùng công cụ hỗ trợ nguy hiểm.

Ngày 26/5, Công an tỉnh Bình Dương đã tạm giữ Đỗ Thanh Phương (28 tuổi, ngụ thị xã Thủ Dầu Một) để mở rộng điều tra làm rõ hành vi tàng trữ, mua bán trái phép nhiều loại vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ.
Đỗ Thanh Phương cùng số vũ khí bị thu giữ. Ảnh: N.T
Đỗ Thanh Phương cùng số vũ khí bị thu giữ. Ảnh: N.T
Trước đó, Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Bình Dương (PC64) đã bất ngờ kiểm tra một nhà trọ tại tổ 28, phường Phú Cường (thị xã Thủ Dầu Một) do Phương thuê.
Tại đây, cảnh sát phát hiện nam thanh niên này đang tàng trữ một lượng lớn vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ như súng bắn đạn bi sắt, hơi cay, súng bắn điện, roi điện cầm tay, bình xịt hơi cay, đao, kiếm...
Qua điều tra, Phương khai số vũ khí trên mua từ biên giới Hà Khẩu (Lào Cai) đem về tàng trữ để bán cho những người có nhu cầu

Tư vấn xây dựng nội dung của hợp đồng


Người tu van hop dong, soạn thảo hợp đồng không những đảm bảo lợi ích của các bên trong hợp đồng mà còn phải dự kiến được những rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai để có thể điều chỉnh các điều khoản hợp đồng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và qui định của pháp luật.
Hơn vậy, vai trò của hợp đồng trong các giao dịch của doanh nghiệp ngày càng quan trọng bởi các đối tác trong hợp đồng của doanh nghiệp hầu hết là các doanh nhân chuyên nghiệp, rất am hiểu luật về các vấn đề liên quan đến nội dung của hợp đồng cũng như các qui định liên quan đến hợp đồng vô hiệu, giải quyết tranh chấp.

Những nội dung Luật Á Châu thực hiện trong quá trình tu van thue:

1. Tư vấn về cách thức giao kết hợp đồng – Tu van hop dong.


+ Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng;
+ Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng;
+ Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng;
+ Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng;
+ Sửa đổi đề nghị;
+ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng;
+ Hình thức hợp đồng.

2. Tư vấn xây dựng nội dung của hợp đồng


+ Phương thức thoả thuận số lượng, chất lượng sản phẩm;
+ Phương thức xây dựng giá và phương thức thanh toán;
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
+ Các quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
+ Thời điểm nên giao kết hợp đồng
+ Các quy định về trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng;
+ Các trường hợp Hợp đồng vô hiệu;
+ Mức phạt vi phạm hợp đồng phù hợp;
+ Xây dựng Phụ lục hợp đồng
+ Các nội dung khác có liên quan:

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Khung hoang dang giet cac ong chu nho

TT - Khủng hoảng kinh tế - tài chính đã đẩy hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Ý vào cảnh phá sản. Không lối thoát, hàng chục chủ doanh nghiệp đã tự sát.

Khủng hoảng đang giết các ông chủ nhỏ

Người Hi Lạp tiễn biệt dược sĩ Dimitris Christoulas trong đám tang hôm 7-4. Ông đã tự sát để phản đối việc bị cắt lương hưu - Ảnh: Reuters

Ngày 4-4, chủ một công ty xây dựng ở thủ đô Rome đã nổ súng tự sát. Người đàn ông 59 tuổi này để lại thư tuyệt mệnh, trong thư ông xin lỗi mọi người thân trong gia đình và giải thích nguyên nhân khiến ông tự tìm đến cái chết là do doanh nghiệp của ông đã phá sản.

"Dịch tự sát" ở Ý

Đó không phải là trường hợp đầu tiên và hi hữu. Một ngày trước, một thợ làm khung tranh treo cổ tự tử vì khó khăn tài chính. Một tuần trước đó, hai người đàn ông ở miền bắc nước Ý tự thiêu cũng vì quá túng quẫn. Họ sống sót nhưng bị bỏng nặng. Một người là chủ doanh nghiệp 58 tuổi. Ông ta đã ngồi trong ôtô và châm lửa ngay trước trụ sở cơ quan thuế vụ thành phố Bologna. Ông tìm đến cái chết để phản đối việc chính quyền địa phương buộc ông trả nợ thuế và đơn kháng cáo của ông bị bác bỏ. Còn người thứ hai là một công nhân xây dựng 27 tuổi tự thiêu trước cửa toà thị chính thành phố Verona để phản đối việc công ty đã không trả lương cho anh suốt bốn tháng qua.

Theo nhật báo Corriere della Sera , dư luận và truyền thông Ý đang xao động về làn sóng tự sát của các chủ SME trên khắp cả nước.

Thật ra "dịch" tự sát đã bắt đầu bùng phát ở Ý kể từ khi khủng hoảng tài chính năm 2008 nổ ra. Ở vùng Veneto, ít nhất 50 chủ doanh nghiệp nhỏ và thợ thủ công đã tự sát kể từ năm 2008. Gần đây nhất, nhà thầu xây dựng Antonio Tamiozzo treo cổ tự tử hôm 1-1 tại nhà kho của công ty, nơi ông từng tuyển dụng hơn 30 công nhân. Trước đó, hôm 12-12-2011, một nhà thầu xây dựng khác là Giovanni Schiavon cũng tự bắn vào đầu ngay trong phòng làm việc của mình.

Vụ tự sát gây cú sốc lớn ở vùng Veneto bởi dù ông Schiavon mắc nợ đầm đìa, nhưng chính quyền cũng đang nợ ông khoảng 250.000 euro (326.000 USD). Nhưng đòi nhà nước thì khó, trong khi các ngân hàng ngày nào cũng đập cửa công ty ông đòi nợ. Vào dịp Giáng sinh, ông Schiavon đã phải sa thải một số lao động, và đến đầu năm mới 2012 thì không thể thưởng tháng 13 cho nhân viên.

Báo La Repubblica cho biết theo thống kê của Chính phủ Ý, số lượng vụ tự sát vì nguyên nhân kinh tế trong giai đoạn 2008-2010 đã tăng 24,6%, từ 150 lên 187 vụ. Số lượng vụ tự sát bất thành cũng tăng 20%, từ 204 lên 245 vụ. Tốc độ tăng này như cùng nhịp với một tốc độ tăng khác. Vẫn theo thống kê của chính phủ, năm 2011 ước tính có hơn 12.000 doanh nghiệp khắp cả nước đã phá sản. Năm 2010, con số này là 11.000 công ty, tăng 20% so với năm 2009. Phần lớn doanh nghiệp bị phá sản là các công ty vừa và nhỏ, có doanh thu hằng năm 2-10 triệu euro (2,6-13 triệu USD). Trang Presseurop cho biết chỉ riêng ở vùng Veneto, "cỗ máy tăng trưởng" của nước Ý trong những năm 1990, có hơn 6.000 SME tan vỡ trong hai năm qua.

Nỗi nhục phá sản

Trên Presseurop , nhà báo Ý Ferdinando Camon lý giải tình trạng tự tử hàng loạt ở vùng Veneto. "Đầu tàu tăng trưởng" Ý là khu vực công nghiệp hoá mạnh nhất trên cả nước, là nhà của hàng chục ngàn SME. Các cộng đồng dân cư ở đây sống rất gần gũi, ai cũng quen biết nhau, gia đình ông chủ chơi thân thiết với gia đình công nhân là chuyện bình thường. Do đó, sự phá sản là một gánh nặng khiến người chủ công ty bị cô lập, dẫn tới sự trầm cảm và dễ đi đến tự sát.

"Khi công ty rơi vào khủng hoảng, ông chủ cảm thấy tủi nhục khi không thể trả lương cho những lao động của mình và phải chứng kiến cảnh họ thắt lưng buộc bụng. Đó là nguyên nhân dẫn đến phần lớn các vụ tự sát ở đây: trong văn hoá lao động cần cù của các cộng đồng ở Veneto, việc phải sa thải lao động, đóng cửa công ty và tuyên bố phá sản bị xem là một nỗi nhục và thiếu trách nhiệm xã hội của chủ doanh nghiệp" - nhà báo Camon giải thích. Không loại trừ một số trường hợp tự sát là để "thể hiện chủ đích muốn tố cáo kẻ sát nhân là chính phủ, kẻ phải chịu trách nhiệm về các cái chết này".

Theo báo Anh Independent, dịch tự sát vì phá sản không chỉ diễn ra ở Ý mà còn cả ở Hi Lạp và Anh. Theo ước tính của Bộ Y tế Hi Lạp, tỉ lệ tự sát năm 2011 cao hơn 40% so với năm 2010.

Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

SEC Nam 2012 du kien tra co tuc 35

Cụ thể, Hội đồng quản trị xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2012 để trình Đại hội cổ đông thường niên năm 2011 với tổng sản lượng mía ép là 450.000 tấn;sản lượng đường thành phẩm 45.000 tấn và mức cổ tức chi trả là 35%/vốn điều lệ 174 tỷ đồng.


Công ty cũng nâng công suất nhà máy lên 6.000 TMN và chia thành 3 giai đoạn; đầu tư hệ thống xử lý nước thải và xử lý môi trường với năng lực công suất 6.000m3/ngày đêm với tổng mức đầu tư dự kiến là 52,5 tỷ đồng. Dự án sẽ được chia làm 2 giai đoạn.

Để thực hiện dự án này, vốn của công ty là 30%, còn lại 70% là vay của quỹ bảo vệ tài n guyên và môi trường.

HOSE


Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Mua nha qua... clip

Khi nhà đất đang "ế sưng", hình thức rao vặt bằng video cung cấp cho khách hàng cái nhìn toàn cảnh về căn nhà rao bán chỉ bằng một cách nhấp chuột.

Kẻ mua người bán: "Lợi cả đôi bên"

Chưa đầy một tuần tìm kiếm trên một trang web rao vặt nhà đất có dịch vụ xem nhà qua video, anh Vũ Minh Tuấn, nhân viên kinh doanh của một tập đoàn lớn về viễn thông ở Hà Nội đã mua được một căn ưng ý tại khu đô thị mới Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) với giá gần 4 tỷ đồng.

Theo lời anh kể, trước đó, dù đã mất nhiều công sức tìm kiếm thông tin trên các trang web rao bán bất động sản, thậm chí mất không ít tiền với "cò" nhà đất, nhưng khi đến tận nơi giao dịch, anh đều bị thất vọng bởi những lời quảng cáo đọc được phần lớn theo kiểu "nói một đằng, thực tế một nẻo".

Được bạn bè gợi ý tìm nhà trên các trang web có video xem trước, anh Tuấn cho biết: "Các video này giới thiệu rất chi tiết về tình trạng của căn nhà, từ đường dẫn vào, khu vực xung quanh, mặt tiền và tổng thể căn nhà cho đến toàn bộ phía trong như nền gạch, tường, cầu thang, cửa sổ, toilet, và lần lượt các phòng... Căn hộ trên thực tế hầu như cũng không khác biệt so với hình ảnh được quay lại".

Còn theo anh Lưu Quang Vũ - một người cũng mua nhà thành công theo cách thức trên thì: "Hình thức quảng cáo nhà đất bằng video hiệu quả cho cả người bán và người mua, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Thay vì mất cả tuần để đi xem khoảng chục cái nhà có tiêu chí ưng ý, tôi chỉ mất khoảng 1 tiếng để xem trước qua video. Đồng thời, mua bán được thực hiện trực tiếp với chính chủ nên đỡ được thêm khoản hoa hồng cho dân môi giới".

Thực tế, hình thức quảng cáo nhà đất qua video không phải một dịch vụ mới xuất hiện. Một số công ty nhà đất phía Nam sớm đã có ý tưởng này cách đây 4-5 năm, trước cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến đóng băng thị trường bất động sản năm 2008.

Chiêu thức kinh doanh này trầm lắng một thời gian, song đến nay, trong bối cảnh bất động sản ảm đảm kéo dài, nó đang dần "nóng" trở lại và nhanh chóng trở thành xu hướng được nhiều công ty môi giới nhà đất lựa chọn.

Mua nhà qua... clip
Mô hình rao vặt BĐS khá đầy đủ thông tin thông qua video, GPS và text

Chẳng thế mà tìm kiếm chính xác cụm từ "video nhà đất" trên Google, chỉ trong 0,27 giây cho tới 781.000 kết quả. Đếm sơ qua, có không dưới 30 website rao vặt, tiếp thị nhà đất trên cả nước hiện đang cung cấp dịch vụ này.

Một số công ty cho biết, dịch vụ xem nhà qua video góp phần tăng tốc đáng kể các giao dịch ở phân khúc nhà bán lẻ mà họ thực hiện thời gian qua, kèm theo khẳng định, đây sẽ là dịch vụ được đầu tư phát triển mạnh trong tương lai.

Minh bạch giữa một bể thông tin "vàng thau lẫn lộn"

Lợi thế của "chiêu" tiếp thị nhà đất qua video là tiết kiệm thời gian cho người mua, giúp họ tận mắt tham quan căn hộ, khu đất rao bán... ngay tại nhà, dễ dàng so sánh và lựa chọn bất động sản ưng ý trước khi tới tận nơi giao dịch.

Thay vì theo cách thông thường, để rao bán bất động sản, người bán thường tự đăng tin lên báo in hoặc các trang web rao vặt với một khoản phí từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Một số khác lựa chọn nhờ qua trung gian mà không hề hay biết, phần lớn các trung gian môi giới nhà đất lại sử dụng chính kênh thông tin rao vặt này để tìm người mua. Vì vậy, khi giao dịch thành công, cả chủ nhà và khách hàng đều phải chiết khấu một khoản không nhỏ cho "cò" nhà đất, từ 10-15% giá trị bất động sản.

Một thực tế khác, các thông tin rao bán nhà đất tại phần lớn các trang rao vặt đều ở dạng văn bản ngắn gọn, chỉ có vài ba thông số về diện tích, mặt tiền, số tầng, số phòng, diện tích ngõ, tình trạng điện, nước, khu dân cư... và như vậy, người mua không thể hình dung đúng về tình trạng của bất động sản.

Chưa kể, không ít người bán muốn thu hút khách đã mô tả "quá lên" những ưu điểm của khu nhà, đất và lờ đi những nhược điểm của chúng khiến người mua thậm chí hình dung sai và đặt nhiều kỳ vọng trước khi tới tận nơi xem xét.

Giữa một "bể" thông tin "vàng thau lẫn lộn", người mua không tránh khỏi những lần thất vọng khi trực tiếp "diện kiến" tình trạng bất động sản.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc minh bạch hoá thông tin được cho là giải pháp căn cơ để khơi thông thanh khoản trên thị trường bất động sản. Vì vậy, các công ty bất động sản muốn làm ăn hiệu quả phải trở thành kênh thông tin trực tiếp và minh bạch giữa người bán và người mua.

Cung cấp dịch vụ xem video nhà đất là một ý tưởng hay, song theo khuyến cáo của một giám đốc điều hành một CTCP có tiếng ở Hà Nội, người mua cần tìm hiểu để tìm được các trang web uy tín cung cấp dịch vụ này tốt nhất, clip đầy đủ hình ảnh nhất; cần có sự so sánh và đánh giá cẩn thận thông tin giữa các trang web và giữa các căn nhà mình ưng ý trước khi tới xem.   Nhiều người cũng cảnh báo rằng, các thông tin sẽ là hữu ích nếu trang web chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu và người mua nhà được liên hệ trực tiếp với chủ. Nếu web giới thiệu đến một trung gian hoặc chính mình làm trung gian thì có thể sự hữu ích này sẽ trở thành phiền toái vì người mua lại phải qua "cò" và mất thêm tiền chênh lệch.

Theo Dân trí

Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Bao chung vang cho suc khoe nguoi tieu dung

may in hoa don | video converter | download winrar | download winzip | Phan mem diet virus | download yahoo 11 |

Đây là một trong những chương trình trọng tâm do nhãn hiệu Saigon tổ chức, thể hiện ý chí, quyết tâm và sự cam kết tuyệt đối cho sức khoẻ người dùng khi sử dụng sản phẩm giấy Sài Gòn.

Sản xuất sản phẩm xanh theo tiêu chuẩn 5Gs

Là doanh nghiệp đi đầu trong việc sản xuất các sản phẩm giấy vệ sinh xanh sạch đạt chuẩn, Giấy Sài Gòn tự hào với tiêu chuẩn 5Gs (Green Ideas - Ý tưởng sản phẩm xanh, Green Structure of paper - Cấu trúc sản phẩm xanh, Green Technology - Công nghệ sản xuất xanh, Green Process - Quy trình sản xuất xanh, Green Environment - Môi trường xanh) đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm giấy xanh thân thiện với môi trường.

Bảo chứng vàng cho sức khoẻ người tiêu dùng

Đơn cử là giấy tiêu dùng nhãn Saigon là một sản phẩm xanh được sản xuất theo tiêu chuẩn 5Gs đạt chuẩn: nguyên liệu an toàn qua quy trình xử lý xanh, không gây ô nhiễm môi trường và không chứa hoá chất độc hại, an toàn cho sức khoẻ của người sử dụng.

Cam kết 1 tỉ đồng vì sức khoẻ người tiêu dùng

Xuyên suốt chuỗi hoạt động tích cực của Công ty CP Giấy Sài Gòn thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh bền vững: Đặt lợi ích về an toàn và sức khoẻ của NTD lên hàng đầu, cam kết chất lượng vì sức khoẻ NTD qua xây dựng chương trình bảo hiểm kép: Cam kết chất lượng vì sức khoẻ NTD - gói bảo hiểm 1 tỉ đồng và Bảo vệ sức khoẻ NTD bằng gói bảo hiểm sức khoẻ gia đình cả năm.
Bên cạnh đó là các hoạt động tuyên truyền lối sống xanh - tiết kiệm: Tư vấn lựa chọn sản phẩm giấy xanh, xây dựng hệ thống thu gom giấy vụn đổi giấy tiêu dùng Xanh. Có thể nói, nhãn hàng Saigon là doanh nghiệp phất lá cờ đi đầu trong cuộc hưởng ứng vì cộng đồng và môi trường, cụ thể hoá bằng chương trình bảo vệ và cam kết sức khoẻ cho người sử dụng. NTD sẽ hoàn toàn an tâm khi sử dụng sản phẩm giấy tiêu dùng xanh nhãn hiệu Saigon cho gia đình.

NTD sử dụng bao bì sản phẩm nhãn hiệu Saigon và điền phiếu bốc thăm, gửi phiếu và bao bì sản phẩm về văn phòng Công ty CP Giấy Sài Gòn hoặc thùng phiếu tham dự tại quầy hoạt náo đặt tại chợ, siêu thị để tham gia chương trình "Bảo hiểm kép". NTD sẽ có cơ hội nhận gói bảo hiểm kép: Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ gia đình cả năm và bảo hiểm cam kết chất lượng vì sức khoẻ NTD trị giá đến 1 tỉ đồng.

(Chương trình áp dụng các sản phẩm nhãn hiệu Saigon: Saigon Zenni, Saigon Extra, Saigon Inco, Saigon Eco - Thông tin chi tiết xem trên tờ rơi - Hotline: 08 - 3845 88 66).

Minh Khôi
Theo tintuc.xalo.vn

Dua gianh quyen kiem soat Sacombank

cong nghe thong tin | auslogic boostspeed 5 | auslogic disk defrag | thoi trang |

kich song

| kich song dien thoai |

Trưa 20-2, Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN cung cấp cho báo chí một văn bản đã gửi Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), trong đó tuyên bố là đại diện uỷ quyền hơn 51% cổ phần, đồng thời đưa ra hàng loạt đề nghị với ngân hàng này...

Theo đó, với tư cách là cổ đông lớn và được sự uỷ quyền của đại diện nhóm cổ đông đa số (hơn 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết), Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) đã đưa ra nhiều đề nghị liên quan đến nhân sự, tình hình hoạt động bổ sung vào chương trình đại hội cổ đông (ĐHCĐ) của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thời gian tới.

Eximbank yêu cầu gì?

Cụ thể, theo đề nghị của Eximbank, Sacombank phải bầu lại toàn bộ hội đồng quản trị (HĐQT) và ban kiểm soát. Theo Eximbank, có ba lý do để đưa ra yêu cầu này.

Thứ nhất, thành phần HĐQT hiện nay của Sacombank chỉ đại diện phần vốn cổ phần chiếm tỉ trọng rất thấp, sau khi ngân hàng này có sự thay đổi về cơ cấu cổ đông như sự thoái vốn của Dragon Capital, Ngân hàng ANZ... và sự tham gia của các cổ đông mới, trong đó có Eximbank.

Thứ hai, Sacombank đã thực hiện một số hợp đồng có giá trị lớn như mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ, thoái vốn tại Công ty CP chứng khoán Sài Gòn Thương Tín... có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.

Cuối cùng, hiệu quả hoạt động của Sacombank trong năm 2011 chưa tương xứng nếu so sánh với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác có cùng quy mô.

Đua giành quyền kiểm soát Sacombank
Sacombank đang nằm trong tầm ngắm giành quyền kiểm soát của Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN. Ảnh: Hoài Linh

Cũng trong công văn này, Eximbank đề nghị Sacombank nâng chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch năm 2012 lên hơn 4.000 tỉ đồng, tăng thêm 15% so với kế hoạch dự kiến báo cáo trình ĐHCĐ. Trong thời gian chuẩn bị ĐHCĐ, Sacombank không được chuyển nhượng các tài sản lớn của ngân hàng, trong đó có phần cổ phiếu quỹ hiện được Sacombank nắm giữ.

Tiếp xúc với chúng tôi chiều 17-2, ông Nguyễn Thanh Nhung - phó tổng giám đốc Eximbank - cho biết chỉ có thể giải thích các từ ngữ trong văn bản này, còn các vấn đề liên quan sẽ do HĐQT trả lời.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, một thành viên HĐQT Eximbank giải thích lý do có văn bản này là vì có đơn nặc danh nói Sacombank có dấu hiệu tẩu tán tài sản và thực hiện việc kêu gọi cổ đông uỷ quyền. "Chúng tôi vẫn chưa thể nói gì cụ thể, nhưng văn bản này nhằm ngăn chặn những hành động bất lợi (nếu có) đối với cổ đông của lãnh đạo Sacombank..." - vị này nói.

Trả lời từ Sacombank

Trả lời Tuổi Trẻ cuối giờ chiều 17-2, ông Đặng Văn Thành - chủ tịch HĐQT Sacombank - cho rằng rất ngạc nhiên trước thông tin Sacombank tẩu tán tài sản. "Chúng tôi hoạt động theo luật và chuyên nghiệp. Việc bán tài sản nếu có cũng phải được thông qua bởi uỷ ban thanh lý tài sản chứ không phải ai muốn làm gì thì làm" - ông Thành nói.

Ông Thành cho biết thêm hơn 80% bất động sản của Sacombank là trụ sở chính và chi nhánh, do đó không có chuyện bán những tài sản này. Còn việc nhận uỷ quyền đại diện, theo ông Thành, hằng năm ngân hàng này đều thực hiện do số lượng cổ đông của ngân hàng khá lớn, lên tới hơn 70.000 cổ đông.

Xung quanh tỉ lệ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết như Eximbank công bố, theo ông Thành, do chưa chốt danh sách nên chưa thể nói được điều gì. "Ngay cả vợ chồng vẫn có thể thay đổi, huống hồ gì chuyện cổ đông vốn thường xuyên biến động. Hôm nay anh có thể là cổ đông nhưng ngày mai anh có thể không còn là cổ đông sau khi bán cổ phiếu, hôm nay anh có thể uỷ quyền nhưng ngày mai uỷ quyền này không còn giá trị do anh không còn là cổ đông..." - ông Thành nói. Về mặt luật pháp, theo ông Thành, ngân hàng này chỉ căn cứ trên danh sách người sở hữu cổ phần do trung tâm lưu ký chứng khoán cung cấp.

Đua giành quyền kiểm soát Sacombank

Theo các chuyên gia, cuộc đua giành quyền kiểm soát Sacombank sẽ còn nhiều kịch tính. Ảnh: T.T.D.

Về các đề nghị của Eximbank, theo ông Thành, là quyền của cổ đông này. "Việc bầu lại HĐQT hay không là suy nghĩ của những nhà đầu tư mới. Họ có quyền. Nhưng mọi chuyện đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật..." - ông Thành nói. Trong khi đó, theo khẳng định của ông Thành, nhiệm kỳ HĐQT của Sacombank từ năm 2011-2015 đã được ĐHCĐ thông qua và được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn. Do đó không có chuyện muốn bãi miễn thì bãi miễn.

Hơn nữa, theo ông Thành, ngân hàng là định chế tài chính trung gian, phải tuân thủ quy định về an toàn tiền gửi của người dân, an toàn về hoạt động, nên không thể nào mỗi lần thay đổi cổ đông là thay đổi HĐQT. "Những đề nghị, dù là của bất cứ ai, nếu không đúng với điều lệ, nghị quyết ĐHCĐ thì xin lỗi, chúng tôi không thể làm theo" - ông Thành nói.

Còn nhiều câu hỏi về pháp lý

Trao đổi với chúng tôi về những đề nghị của Eximbank đối với Sacombank, các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến trái chiều. Giám đốc môi giới một công ty chứng khoán cho rằng với một tên tuổi như Eximbank, nếu không nắm trong tay danh sách cổ đông uỷ quyền với tỉ lệ như đã công bố, ngân hàng này sẽ không đưa ra những "yêu sách" với Sacombank. "Đây là thâu tóm thù địch. Nếu không nắm chắc phần thắng, Eximbank đã không tuyên bố rình rang như vậy..." - vị giám đốc này nói.

Tổng giám đốc một công ty chứng khoán cũng cho rằng khả năng thành công trong phi vụ thâu tóm này của Eximbank là khá lớn, do tỉ lệ nắm giữ của nhóm cổ đông trong ban lãnh đạo Sacombank là khá thấp so với con số 51% của nhóm Eximbank.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng những đề nghị của Eximbank là không đảm bảo yếu tố pháp lý và Sacombank hoàn toàn có thể không đáp ứng. Một lãnh đạo của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho rằng động thái này là hơi "vội vàng".

Theo vị này, danh sách cổ đông của Sacombank vẫn chưa chốt nên chưa thể khẳng định nhóm Eximbank có nắm 51% như công bố hay không. Đối với đề nghị không bán tài sản lớn, trong đó có cổ phiếu quỹ, theo vị lãnh đạo này, Eximbank khó đạt được mục tiêu. "Quyền quyết định vẫn nằm trong tay Sacombank, họ có quyền hành xử theo đúng luật một khi ban lãnh đạo của ngân hàng này chưa có sự thay đổi..." - vị này nói.

Một chuyên gia chứng khoán cho rằng căn cứ điều lệ của Sacombank, nhóm cổ đông do Eximbank làm đại diện không những không đủ điều kiện đề cử người đại diện tham gia HĐQT Sacombank, cũng không đủ điều kiện triệu tập ĐHCĐ. Vị chuyên gia này cho biết theo điều lệ của Sacombank (khoản J, điều 25), cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng mới được đề cử người vào HĐQT và ban kiểm soát (nếu có), được yêu cầu triệu tập ĐHCĐ...

"Căn cứ trên quy định này, Eximbank chưa đủ điều kiện đề cử người vào HĐQT của Sacombank cũng như yêu cầu triệu tập ĐHCĐ do thời gian nắm giữ chưa đủ sáu tháng..." - vị chuyên gia này khẳng định. Vị chuyên gia này cũng cho rằng đây chỉ mới là sự khởi đầu cho các cuộc đua giành quyền kiểm soát Sacombank trong thời gian tới.

* Đầu tháng 7-2011, sau nhiều tin đồn về nguy cơ bị thâu tóm, ông Đặng Văn Thành - chủ tịch HĐQT Sacombank - trả lời báo giới trong đó khẳng định "hoan nghênh" tất cả nhà đầu tư tham gia Sacombank.

* Ngày 4-8-2011, Dragon Capital - cổ đông chiến lược nước ngoài tại Sacombank - bắt đầu bán toàn bộ hơn 61 triệu cổ phiếu STB (tương ứng 6,66%) mà tổ chức này nắm giữ. Ông Chang Hen Jui, chồng bà Huỳnh Quế Hà - phó chủ tịch thứ nhất HĐQT Sacombank, đã mua vào hơn 30,672 triệu cổ phiếu STB do Dragon Capital bán ra theo phương thức thoả thuận.

* Từ ngày 15-11-2011, Sacombank bắt đầu mua lại 100 triệu cổ phiếu STB để làm cổ phiếu quỹ. Đây được xem là động thái tự vệ của ngân hàng này trước nguy cơ bị thâu tóm ngày càng lộ diện.

* Ngày 6-1-2012, Công ty CP Cơ điện lạnh REE (REE) bán toàn bộ hơn 42 triệu cổ phiếu STB, tương đương 3,92% vốn cổ phần của Sacombank.

* Ngày 9-1, Ngân hàng Australia and New Zealand Banking Group Limited (ANZ) - cổ đông nước ngoài lớn nhất của Sacombank - đăng ký bán toàn bộ hơn 103 triệu cổ phiếu STB, tương đương 9,61% cổ phần của Sacombank. Người nhận chuyển nhượng là Eximbank, tỉ lệ nắm giữ sau giao dịch này là 9,73% vốn cổ phần của Sacombank.

* Ngày 17-2, Eximbank - cổ đông nắm giữ 9,73% vốn cổ phần của Sacombank - gửi văn bản cho Sacombank và các cơ quan chức năng, chính thức tuyên bố là đại diện uỷ quyền của hơn 51% vốn cổ phần của Sacombank.

Theo Tuổi trẻ
Theo tintuc.xalo.vn